Đầu Tư Vào Quỹ ETF Thụ Động Hiệu Quả

Đầu tư quỹ ETF hiệu quả

Nếu bạn có thể dành vài giờ mỗi tuần cho việc đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nhưng không hiểu nhiều về những con số liên quan đến phân tích tài chính hay biểu đồ. Hay bạn là một người bận rộn và không có thời gian để xem thị trường chứng khoán đang giảm hay tăng.

Thì đầu tư vào quỹ ETF là từ viết tắt của Exchange-Traded Fund. Còn gọi là Quỹ Hoán Đổi Danh Mục sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Tôi cũng cũng một bài viết về đầu tư về quỹ trong một loạt bài về Trở Thành Nhà Đầu Tư Chứng Khoán Thực Thụ – Phần 3. Hôm nay, tôi sẽ phân tích thêm những thông tin khác về quỹ đầu tư này ở mức độ cơ bản hơn.

Các quỹ ETF là một trong những sản phẩm quan trọng và có giá trị nhất. Được tạo ra cho các nhà đầu tư cá nhân trong những năm gần đây. Chứng chỉ quỹ ETF mang lại rất nhiều lợi ích. Và nếu được sử dụng một cách khôn ngoan. Nó sẽ là một phương tiện tuyệt vời để đạt được mục tiêu đầu tư của bất cứ nhà đầu tư nào.

Đó là lý do tại sao mà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, Charles Mungers, John C. Bogle, Tony Robbins,… Và tất cả những người đã đạt được sự tự do tài chính và nghỉ hưu sớm. Khuyến khích những nhà đầu tư cá nhân như chúng ta nên có ít nhất 1 chứng chỉ quỹ ETF trong danh mục đầu tư của mình.

Khuyến khích những nhà đầu tư cá nhân nên đầu tư vào quỹ ETF
Đầu Tư Vào Quỹ ETF

Quỹ ETF là gì?

Quỹ ETF là một quỹ đầu tư chủ yếu được quản lý thụ động. Bằng cách mô phỏng theo biến động của một chỉ số chứng khoán. ETF được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán tương tự như cổ phiếu. Nó có các đặc điểm tương tự như cổ phiếu. Nhà đầu tư có quyền được tham dự đại hội nhà đầu tư, nhận cổ tức,…. Có tính minh bạch và tính thanh khoản cao do được giao dịch ở cả hai thị trường thứ cấp và thị trường sơ cấp.

Money Startup GIF by Jibrel - Find & Share on GIPHY
Quỹ ETF là gì?

Quỹ ETF mang đặc tính của cả quỹ đóng và quỹ mở. So với quỹ mở, ETF có những điểm thuận lợi như chi phí quản lý quỹ thấp. Nhà đầu tư có thể giao dịch bất cứ khi nào trong suốt thời gian giao dịch. Với giá dao động giống như cổ phiếu của công ty.

Mặc dù được thiết kế cho các nhà đầu tư cá nhân, các nhà đầu tư tổ chức cũng đóng một vai trò quan trọng. Trong việc duy trì tính thanh khoản và theo dõi tính toàn vẹn của ETF thông qua việc mua và bán các khối lớn cổ phiếu ETF.

Khi giá của ETF lệch khỏi giá trị tài sản cơ bản. Các tổ chức sử dụng cơ chế chênh lệch giá, việc mua bán khối lượng lớn này sẽ giúp đưa giá ETF trở lại phù hợp với giá trị tài sản cơ bản.

Nói một cách ngắn gọn, cổ phiếu của quỹ ETF là một quỹ đầu tư tổng hợp rất đa dạng và nó cung cấp trên hầu hết mọi loại tài sản. Từ các khoản đầu tư truyền thống đến những tài sản thay thế được. Như hàng hóa hoặc tiền tệ, cổ phiếu, trái phiếu, vàng, bất động sản,….

Nó cũng giống như việc bạn mua một vườn cây ăn quả. Với nhiều loại cây trong đó, mỗi cây tượng trưng cho một công ty hoạt động riêng lẻ. Và mang lại lợi suất hay mùa vụ khác nhau. Trong khu vườn đó, không nhất thiết số cây của mỗi loại sẽ giống nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng hiểu biết và mức độ chịu đựng rủi ro. Sẽ có một số cây chiếm đa số hơn những cây còn lại.

đầu tư quỹ ETF như vườn trái cây ăn quả
Đầu tư quỹ ETF giống như mua một vườn trái cây ăn quả

Lịch sử hình thành quỹ ETF đến nay

Chúng ta cùng lướt sơ qua lịch sử hình thành của các quỹ ETF này ở Mỹ. Sau một vài lần thất bại và mắc sai lầm ở những năm đầu tiên ra đời. Quỹ ETF bắt đầu một cách nghiêm túc vào năm 1993 với mã chứng khoán, SPY hay còn gọi là “Con nhện”. Vì nó phát âm khá giống với từ Spider. Quỹ ETF này nhanh chóng thu hút nhiều nhà đầu tư cá nhân và tổ chức. Và trở thành quỹ ETF có khối lượng lớn nhất trong lịch sử.

Vào năm 2022, trên các sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ, tổng tài sản mà các quỹ ETF nắm giữ ước tính đạt 6,64 nghìn tỷ đô la. Trong đó, gần 3.000 sản phẩm ETF được giao dịch hiện nay. Dưới đây là thứ hạng của các quỹ dựa trên tổng tài sản mà nó nắm giữ. Có thể thấy rằng mỗi công ty sẽ có một đến 2 quỹ nổi trội. Và được ưa chuộng trên thị trường.

Thứ hạng của các quỹ dựa trên tổng tài sản (Nguồn từ trang ETF Database)

Tại Việt Nam, theo thông tin từ Ủy ban chứng khoán nhà nước. Vào cuối năm 2012, Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ hoán đổi danh mục (quỹ ETF). Và có hiệu lực thi hành từ tháng 9/2013, mở đường cho việc thành lập quỹ ETF Việt Nam.

Việc phát triển sản phẩm quỹ ETF nhằm theo đuổi định hướng chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Mà còn là một trong những giải pháp tái cấu trúc hàng hóa thị trường. Cũng như tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư. Theo đó vào những năm 2014, nhiều tổ chức hành chính bắt đầu cho ra mắt nhiều quỹ ETF khác nhau.

Tuy vậy, so với các nước khác thì quỹ ETF là sản phẩm vẫn còn mới đối với thị trường Việt Nam. Và có nhiều thuật ngữ mới so với các chứng khoán hiện đang giao dịch. Vì vậy, nhà đầu tư cần nắm vững các thuật ngữ này khi tham gia giao dịch ETF. Dưới đây là danh sách các quỹ theo thứ tự chữ cái.

Danh sách các quỹ ETF ở Việt Nam (Nguồn Ủy ban chứng khoán Nhà nước Việt Nam)

Vì một số lý do nào đó, mà nhiều quỹ có vốn điều lệ rất cao lên đến hơn hàng ngàn tỷ VNĐ nhưng đã hoàn toàn giải thể. Như Quỹ Đầu tư Chứng khoán Hà Nội, hay Quỹ thành viên Việt Nhật.

Tại sao các quỹ ETF lại bị giải thể, phá sản hoặc bị thay thế hoàn toàn?

Thật ra việc các quỹ làm ăn thua lỗ và bị bốc hơi hoàn toàn không phải một chuyện quá lạ. Vào năm 2020, có hơn 7.600 ETF trên toàn cầu. Tuy nhiên, hơn 180 quỹ ETF đã đóng cửa vào năm 2020. Các lý do hàng đầu để các quỹ ETF phải giải thể bao gồm thiếu sự quan tâm của nhà đầu tư và số lượng tài sản hạn chế.

Một nhà đầu tư có thể không chọn một quỹ ETF vì nó quá tập trung vào phạm vi hẹp. Quá phức tạp hoặc có lợi tức đầu tư kém. Khi các quỹ ETF có tài sản giảm dần không còn khả năng sinh lời. Công ty có thể quyết định đóng quỹ đó.

Mặc dù ETF thường được coi là có rủi ro thấp hơn so với chứng khoán riêng lẻ. Nhưng chúng không thể miễn nhiễm với một số vấn đề điển hình. Như bị lỗi khi theo dõi một số chỉ số nhất định. Điều này có thể làm chậm các phân khúc thị trường khác hoặc do các nhà quản lý tích cực.

Cách Đầu Tư THỤ ĐỘNG Hiệu Quả | Đầu Tư QUỸ ETF – Quỹ Hoán Đổi Danh Mục | Cho Người Mới Bắt Đầu

Các loại quỹ ETF

Vì sự phổ biến ngày càng gia tăng, nên sự đa dạng của các quỹ ETF cũng được ra đời.

  • ETF chỉ số – Index ETFs : Được thiết kế để theo dõi một chỉ số cụ thể như S&P 500 hoặc NASDAQ. Đây cũng được coi là quỹ chỉ số ETF được quản lý thụ động. Bạn có thể phải trả chi phí quản lý thấp nhất cho các quỹ này. Và chấp nhận thu về lợi nhuận tương ứng với tỷ suất thị trường chung.
  • ETF thu nhập cố định: Được thiết kế để cung cấp khả năng tiếp xúc với hầu hết mọi loại trái phiếu có sẵn. Kho bạc Hoa Kỳ, công ty, thành phố, quốc tế, năng suất cao và nhiều hơn nữa. Quỹ này khá phổ biến cho những người đã về hưu. Mong muốn nhận được cổ tức cao và cố định hàng tháng. Và giảm thiểu rủi ro chính vì vậy những quỹ này thường không có sự tăng trường mạnh
  • ETF lĩnh vực và ngành: Được thiết kế để cung cấp khả năng tiếp xúc với một ngành cụ thể. Điển hình như dược phẩm, công nghệ cao hay tiêu dùng. Ngày nay, thì các ngành hot như công nghệ thông tin thường có sự tăng trưởng mạnh.
  • ETF hàng hóa: Được thiết kế để theo dõi giá của hàng hóa. Chẳng hạn như vàng, dầu hoặc ngô trong nông nghiệp.
  • Các ETF phong cách: Được thiết kế để theo dõi phong cách đầu tư hoặc trọng tâm vốn hóa thị trường. Chẳng hạn như giá trị vốn hóa lớn hoặc tăng trưởng.
  • ETF thị trường nước ngoài: Được thiết kế để theo dõi các thị trường ngoài Hoa Kỳ. Điển hình như Chỉ số Nikkei của Nhật Bản hoặc chỉ số Hang Seng của Hồng Kông.
  • ETF nghịch đảo: Được thiết kế để kiếm lợi nhuận từ sự sụt giảm của thị trường cơ sở hoặc chỉ số.
  • ETF có đòn bẩy: Được thiết kế để sử dụng đòn bẩy để tăng lợi nhuận
  • ETF được quản lý tích cực: Được thiết kế để hoạt động mua bán các cổ phiếu trong quỹ một cách liên tục. Nhằm cố gắng mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn quỹ chỉ số.
  • Kỳ phiếu giao dịch hối đoái (ETN): Về bản chất, chứng khoán nợ được hỗ trợ bởi mức độ tín nhiệm của ngân hàng phát hành. Được tạo ra để cung cấp khả năng tiếp cận các thị trường kém thanh khoản. Họ có thêm lợi ích là hầu như không phải trả thuế thu nhập cho khoản vốn ngắn hạn
  • ETF đầu tư thay thế: Có cấu trúc khá sáng tạo cho phép các nhà đầu tư giao dịch theo sự biến động. Hoặc tiếp cận với một chiến lược đầu tư cụ thể. Chẳng hạn như chuyển đổi tiền tệ hoặc ghi lệnh gọi vốn được bảo hiểm.

Courage taught me no matter how bad a crisis gets … any sound investment will eventually pay off  — Carlos Slim Helu

Lòng dũng cảm đã dạy tôi bất kể khủng hoảng có tồi tệ đến đâu. Thì bất kỳ khoản đầu tư đúng đắn nào cuối cùng cũng sẽ được đền đáp.

Chiến lược đầu tư

Tùy thuộc vào khả năng tài chính, mức độ chịu đựng ro và mục tiêu lợi nhuận. Mà các nhà đầu tư sẽ tập trung vào một trong những quỹ trên. Tôi không khuyến khích các bạn mua tất cả các loại hình quỹ ETF. Hãy nên chọn và tập trung vào từ 1-3 hay 4 quỹ sẽ mang lại cho bạn tỷ suất lợi nhuận tốt hơn. Số tiền đầu tư của bạn cũng không bị phân tán quá nhiều.

Điều quan trọng là phải nhận ra rằng không phải tất cả các quỹ ETF đều được tạo ra như nhau. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư vào bất kỳ quỹ ETF nào. Xem xét cẩn thận tất cả các yếu tố. Để đảm bảo rằng quỹ ETF bạn chọn là phương tiện tốt nhất để đạt được mục tiêu đầu tư của bạn.

Khi bạn đã xác định được mục tiêu đầu tư của mình. Cổ phiếu quỹ ETF có thể được sử dụng để tiếp cận với hầu hết mọi thị trường trên thế giới hoặc bất kỳ lĩnh vực công nghiệp nào.

Bạn có thể đầu tư tài sản của mình theo cách thông thường. Bằng cách sử dụng chỉ số chứng khoán và ETF trái phiếu. Đồng thời điều chỉnh sự phân bổ phù hợp với những thay đổi về mức độ chấp nhận rủi ro và mục tiêu của bạn. Theo tỷ lệ như là 90/10 hay 70/30.

Coding Work From Home GIF by Domme Space - Find & Share on GIPHY
Tìm kiếm chiến lược đầu tư phù hợp

Chúng ta có thể thêm các tài sản thay thế. Chẳng hạn như vàng, hàng hóa hoặc thị trường chứng khoán mới nổi. Các quỹ đầu cơ thường di chuyển vào và ra khỏi thị trường một cách nhanh chóng. Với hy vọng nắm bắt được những biến động ngắn hạn. Vì vậy, quỹ ETF thật sự cung cấp cho bạn sự linh hoạt. Để trở thành bất kỳ loại nhà đầu tư nào mà bạn muốn trở thành.

Khi đọc qua nhiều sách về đầu tư chứng khoán. Bạn sẽ có thể nhận ra rằng, mỗi nhà đầu tư sẽ có những nhận định và trải nghiệm riêng. Họ sẽ có những lời khuyên về những quỹ ETF khác nhau trên thị trường. Và điều đó đã làm tôi rất bối rối trong một khoảng thời gian dài hơn 1 năm trời. Để tôi có thể hiểu rõ và chọn cho bản thân một số quỹ thích hợp.

Sau khi xem qua báo cáo tài chính và so sánh, thật sự không thấy có quá nhiều sự khác biệt. Để bạn có thể hiểu rõ nhất hiệu suất của từng quỹ tài chính. Tôi đã xem xét khả năng giảm sút và phục hồi khi thời gian thị trường chứng khoán lao dốc.

Đây là thời điểm thích hợp để bạn có thể xem khả năng trụ lại và giảm bao nhiêu phần trăm. Từ đó, tôi đã bán đi khá nhiều quỹ không mang lại lợi nhuận giống thị trường. Và chỉ tập trung vào các quỹ tốt hơn.

Chọn quỹ ETF phù hợp với chiến lược đầu tư của bạn
Chọn quỹ ETF phù hợp với chiến lược đầu tư của bạn

Chi phí quản lý quỹ

Phí quản lý là một thành phần của tổng tỷ lệ chi phí quản lý (Management Expense Ratio – MER). Có thể con số khá là nhỏ nhưng đây là điều quan trọng mà các nhà đầu tư cần quan tâm. Vì nó sẽ ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận bạn có thể nhận được vào cuối mỗi kì. Một công ty quản lý quỹ ETF phải chịu các khoản chi phí khác nhau. Từ tiền lương của người quản lý cho đến dịch vụ trông coi, tiền hoa hồng. Hay Phí giao dịch do nhà môi giới hỗ trợ, và chi phí tiếp thị.

Lợi tức ròng mà nhà đầu tư nhận được từ ETF dựa trên tổng lợi nhuận mà quỹ thực tế kiếm được trừ đi tỷ lệ chi phí đã nêu.

Lợi nhuận ròng = Tổng lợi nhuận – Chi phí quỹ

Giả sử một quỹ ETF có tỷ lệ chi phí hàng năm là 0,75%. Với khoản đầu tư 50.000 đô la, chi phí dự kiến phải trả trong suốt 1 năm đó là 375 đô la. Nhà đầu tư sẽ từ từ thấy 50.000 đô la của chỉ có giá trị 49.625 đô la trong suốt cả năm.

Hầu hết các ETF chỉ số đều theo dõi một cách thụ động chỉ số chuẩn. Chẳng hạn như S&P 500 theo dõi 500 công ty lớn nhất trên toàn nước Mỹ. Đây là các quỹ ETF tốt nhất để mua vì thường là những quỹ có chi phí thấp nhất. Chi phí thấp là một trong những lợi thế hàng đầu của ETF và quỹ tương hỗ. Đây là lý do tại sao chúng ta nên biết về phí và chi phí ETF trước khi mua các quỹ phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Từ ví dụ này, hai quỹ ETF có chi phí quản lý khác nhau quỹ A màu xám – 0.24% và quỹ B màu xanh – 0.06%. Chỉ khác nhau 0.18% ~ 0.0018 đô la.

Trong trường hợp nếu bạn đầu tư $250,000 ~ làm tròn khoảng 5 tỷ VNĐ. 10 năm dựa trên tỷ lệ chi phí ETF trung bình là 0,06%, dẫn đến chi phí là $2,528. So với tỷ lệ chi phí trung bình của ngành là 0,24%, dẫn đến chi phí là $ 10,034. Bạn có thể tiết kiệm được $7,506 (10,034 – 2,528) cho quỹ thụ động với chi phí thấp hơn. Tiếp tục đầu tư trong 30 năm và bạn có thể tiết kiệm 70,212 đô la dựa trên chi phí 24,184 đô la tại Quỹ A so với 94,396 đô la ở Quỹ B.

Bạn càng giao dịch nhiều, chi phí quỹ sẽ càng trở nên quan trọng hơn. Bởi vì bạn trả tiền cho mỗi giao dịch được thực hiện. Mặt khác, bạn nắm giữ vị thế ETF càng lâu thì tỷ lệ chi phí càng trở nên quan trọng hơn. Vì đó là phí quản lý định kỳ được trả cho quỹ khi bạn sở hữu ETF. Chiến lược đầu tư của bạn từ các quỹ ETF cụ thể mà bạn chọn cho danh mục đầu tư của mình. Có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong tương lai.

đầu tư quỹ etf
Bằng cách đầu tư định kỳ vào một quỹ chỉ số. Cho dù nhà đầu tư bình thường, cũng có thể làm tốt hơn hầu hết các chuyên gia đầu tư

NHUNG HUỲNH


NHUNG HUỲNH
Người Viết

Author

2 Comments

  1. Thank you for writing this post!

  2. Thank you for your post. I really enjoyed reading it, especially because it addressed my issue. It helped me a lot and I hope it will also help others.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *