Tóm lược ở phần 1, chúng ta đã đi qua nhiều khía cạnh để phân tích thành công tài chính của công ty. Thông qua các báo cáo tài chính, chỉ số lợi nhuận và nhiều thông tin khác của doanh nghiệp. Từ đó tính toán giá cổ phiếu hợp lí để đầu tư vào. Còn trong phần 2, đề cập về các loại hình đầu tư ngắn hạn phổ biến. Cũng như câu chuyện hấp dẫn ở cuối bài về Những Bí Mật Về Phố Wall.
Còn ở phần cuối này, tôi sẽ cùng bạn đi qua nhóm nhà đầu tư chứng khoán thứ 3 đó là
- Bạn có thể dành vài giờ mỗi tuần cho việc đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nhưng không muốn đi sâu vào bất cứ thứ gì liên quan đến phân tích tài chính hay biểu đồ.
- Hay bạn là một người bận rộn và không có thời gian để học cách phân tích cổ phiếu. Và không có thời gian để xem thị trường chứng khoán đang giảm hay tăng.
3. Quỹ đầu tư
Hiện nay, ngoài việc mua các cổ phiếu riêng lẻ, bạn còn có thể chọn đầu tư vào quỹ đầu tư, ví dụ như quỹ theo dõi chỉ số chứng khoán S&P 500. Trong phần đầu tư ngắn hạn và dài hạn trong cuốn sách Bắt Đầu, tôi có bàn về vấn đề các thông tin quan trọng của quỹ chỉ số.
Ở Mỹ có rất nhiều quỹ đầu tư từ các công ty tư nhân lớn nhỏ khác nhau. Trong đó nổi tiếng nhất là các gói đầu tư của Vanguard. Người sáng lập đồng thời là cựu Chủ tịch John C. Bogle là người tạo ra quỹ chỉ số đầu tiên cho các nhà đầu tư cá nhân. Và là người đầu tiên đề xuất cách đầu tư với chi phí thấp nhất.
Kể từ đó hàng triệu nhà đầu tư cá nhân đã được hưởng lợi từ việc giảm thiểu chi phí đáng kể trong đầu tư. Cũng theo đó mà chi phí của quỹ đầu tư ở các công ty cạnh tranh khác cũng giảm đáng kể để giữ chân và thu hút khách hàng của họ.
Các loại quỹ đầu tư chứng khoán
Hiện nay có khá nhiều quỹ đầu tư loại hình khác nhau trên thị trường chứng khoán. Nổi bật là Quỹ ETFs – Exchange-Traded Fund và Quỹ Đầu Tư Tương Hỗ – Mutual Funds đều là hình thức đầu tư vào một rổ các trái phiếu, cổ phiếu, và các công cụ khác nhau.
Về phần cá nhân, thì tôi đầu tư nhiều vào Quỹ Đầu Tư ETF hơn. Nên tôi sẽ tập trung giải thích về quỹ này. Đồng thời vì sao quỹ ETF rất phù hợp với một nhà đầu tư thụ động.
Chứng chỉ quỹ ETF tập hợp hàng trăm hoặc hàng nghìn cổ phiếu hoặc trái phiếu, được quản lý bởi các chuyên gia. Một quỹ duy nhất giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán lớn, như New York và NASDAQ.
Số lượng quỹ ETF cùng với lượng tiền đổ vào mà các nhà lý quỹ đang kiểm soát, đã tăng lên đáng kể trong hai thập kỷ qua. Vào năm 2020, ước tính có 7.602 ETF cá nhân được niêm yết trên toàn cầu. Tăng từ 7.083 vào năm 2019 — và chỉ có 276 vào năm 2003.
Thông thường, các quỹ ETF sẽ theo dõi một chỉ số, lĩnh vực, hàng hóa hoặc tài sản cụ thể khác. Khi thực hiện giao dịch thì không giống như các quỹ tương hỗ chỉ có thể được đổi vào cuối ngày giao dịch.
ETF có thể được mua hoặc bán trên sàn giao dịch chứng khoán trong khung giờ bình thường giống như cách giao dịch một cổ phiếu thông thường. Chúng ta cũng nhận được cổ tức như từ cổ phiếu của công ty.
Danh mục quỹ ETF có thể được cấu trúc để theo dõi bất kỳ thứ gì từ giá của một loại hàng hóa riêng lẻ đến một tập hợp lớn và đa dạng các chứng khoán. ETF thậm chí có thể được cấu trúc để theo dõi các chiến lược đầu tư cụ thể. Để khách hàng có sự lựa chọn đa dạng cho tài khoản đầu tư của mình.
Điển hình từ ví dụ trên, chuyên về ngành công nghệ thông tin thì chúng ta có thể chọn quỹ VGT hay XLK. Quỹ VGT nắm giữ 357 cổ phiếu của các công ty chuyên hoạt động hay đang kinh doanh chính về mảng công nghệ thông tin như HP Inc, Paypal, hay Square.
Hoạt Động của Quỹ Đầu tư ETF
Có hai dạng quỹ đầu tư ETF được quản lý chủ động và thụ động
1. QUỸ ĐẦU TƯ ETF ĐƯỢC QUẢN LÝ CHỦ ĐỘNG
Người quản lý quỹ theo chiến lược danh mục đầu tư chủ động sẽ tích cực mua và bán cổ phiếu thường xuyên. Nhằm cố gắng mang lại lợi nhuận vượt trội hơn tỷ suất lợi nhuận trung bình của toàn thị trường chứng khoán.
Sự thành công của quỹ phụ thuộc vào nghiên cứu chuyên sâu, dự báo thị trường và chuyên môn của đội ngũ quản lý quỹ đó. Các nhà quản lý quỹ luôn phải theo dõi các biến động bên ngoài. Như xu hướng thị trường; sự thay đổi của nền kinh tế; chính trị và bất kỳ yếu tố nào khác có thể ảnh hưởng đến các công ty cụ thể.
Trong cuốn sách The Little Book of Common Sense Investing của John C. Bogle. Đã dành nhiều thập kỉ để nghiên cứu về sự thành công của các quỹ đầu tư.
Thì gần 85% quỹ đầu tư được quản lý tích cực không thể đánh bại chỉ số S&P 500 trong khoảng thời gian 5 năm.
Và 92-95% trong tổng số không đánh bại được thị trường trong khoảng thời gian dài hơn 15 năm.
2. QUỸ ĐẦU TƯ ETF ĐƯỢC QUẢN LÝ THỤ ĐỘNG
S&P 500 có lẽ là công cụ định lượng chính xác nhất của nền kinh tế Hoa Kỳ. Nó đo lường vốn hóa thị trường được điều chỉnh của 500 tập đoàn lớn nhất của quốc gia. Với sự ra đời nhanh chóng của các quỹ giao dịch hối đoái vào cuối những năm 1980. Dường như việc tạo ra một quỹ ETF bao gồm các tỷ lệ tương ứng của các cổ phiếu có trên S&P 500 là điều có thể được thực hiện.
Vào năm 1993, công ty quản lý đầu tư State Street Global Advisors đã phát triển một quỹ ETF tương đương, Standard & Poor’s Depositary Receipt. Được biết đến nhiều hơn với từ viết tắt của nó – SPDR (phát âm giống Spider – Con nhện).
Quỹ SPDR đầu tiên là SPDR S&P 500 ETF Trust (hay còn gọi là SPY). Được phát hành vào năm 1993, ngày nay nó là ETF lớn nhất và được giao dịch nhiều nhất trên thế giới. Tính đến ngày 3/5/2022, đã có khối tài sản được quản lý là 374,9 tỷ đô la.
Khác với các quỹ đầu tư theo ngành hay thị trường cụ thể ở trên. Cơ cấu quỹ ETF S&P 500 phân bổ đều tài sản trên mọi ngành chính của 500 công ty lớn nhất nước Mỹ. Trên nhiều lĩnh vực, thì năm lĩnh vực hàng đầu được phải kể đến đó là:
- Công nghệ thông tin: 28,02%
- Chăm sóc sức khỏe: 13,61%
- Hàng hóa tiêu dùng: 12,02%
- Tài chính: 11,11%
- Dịch vụ thông tin liên lạc: 9,36%
Bao gồm 10 cổ phiếu hàng đầu hiện tại của nó nằm trong các công ty sau:
Công ty | % Cổ phần quỹ đầu tư SPY nắm giữ |
---|---|
Apple Inc. (AAPL) | 7.07% |
Microsoft Corp. (MSFT) | 6.04% |
Amazon.com Inc. (AMZN) | 3.73% |
Tesla Inc. (TSLA) | 2.36% |
Alphabet Inc. — Class A (GOOGL) | 2.18% |
Alphabet Inc. — Class C (GOOG) | 2.03% |
NVIDIA Corp. (NVDA) | 1.78% |
Berkshire Hathaway Inc. — Class B (BRK.B) | 1.69% |
Meta Platforms Inc. (Facebook) — Class A (FB) | 1.34% |
UnitedHealth Group Inc. (UNH) | 1.25% |
Lợi ích từ đầu tư quỹ chứng khoán
+ Tập Hợp Tài Sản: Điểm chung lớn nhất của các quỹ là nó đều đại diện cho một tập hợp các cổ phiếu khác nhau hoặc trái phiếu riêng lẻ được quản lý chuyên nghiệp.
+ Giảm Thiểu Rủi Ro: Một quỹ có thể bao gồm hàng chục, hàng trăm, hoặc thậm chí hàng nghìn cổ phiếu hoặc trái phiếu riêng lẻ. Vì vậy, nếu 1 cổ phiếu hoặc trái phiếu nào hoạt động kém. Thì chắc chắn là sẽ có khả năng những cổ phiếu hoặc trái phiếu khác đang hoạt động tốt. Điều đó có thể giúp giảm rủi ro và tổn thất tổng thể cho số tiền của bạn.
Mua một cổ phiếu rồi đạt được chiến thắng mang lại cho bạn hàng triệu đô la nghe có vẻ tuyệt vời. Nhưng chúng ta không thể đoán được cổ phiếu nào sẽ thật sự tăng trưởng mạnh trong ngắn hạn. Và nếu bạn chọn sai, bạn có thể mất tất cả.
Vì thế bạn càng sở hữu nhiều cổ phiếu và trái phiếu; bạn càng có nhiều khả năng bảo vệ khỏi mất mát. Điều đó cũng đồng nghĩa là bạn càng có nhiều cơ hội trở thành người chiến thắng trong dài hạn.
+ Đa Dạng Hóa: Bằng việc dàn trải các khoản đầu tư của bạn trong quỹ đầu tư ETF. Quỹ có thể kết hợp nhiều loại tài sản, như mua kết hợp tiền mặt, trái phiếu và cổ phiếu. Hay đa dạng thông qua các khu vực địa lý trên thế giới; bằng cách mua kết hợp các khoản đầu tư của Hoa Kỳ và các nước khác chẳng hạn Nhật Bản, và Trung Quốc.
Trên thị trường chứng khoán, mua cổ phiếu của quỹ là một cách để gián tiếp sở hữu cổ phiếu hoặc trái phiếu. Của những công ty mà bạn yêu thích hay tin tưởng; mà đôi khi chúng ta không có đủ nguồn tiền để mua tất cả. Trong khi đầu tư quỹ ETF, giá mua có thể rẻ hơn nhưng vẫn mang lại tỷ suất lợi nhuận ổn định.
Ví dụ, nếu bạn muốn sở hữu cổ phiếu của công ty Apple, bạn có thể mua trực tiếp cổ phiếu của Apple. Hoặc bạn có thể mua một quỹ ETF; hoặc một quỹ tương hỗ sở hữu cổ phiếu Apple cùng với hàng trăm công ty khác.
+ Giảm Chi Phí Giao Dịch: Một số quỹ ETF có thể được mua miễn phí hoa hồng và rẻ hơn các quỹ tương hỗ vì chúng không tính phí tiếp thị.
Tỷ lệ chi phí của một quỹ ETF phản ánh số tiền bạn sẽ trả cho người quản lý để họ vận hành quỹ.
Mặc dù các quỹ thụ động có xu hướng có tỷ lệ chi phí thấp hơn so với các quỹ ETF được quản lý chủ động.
Nhưng các công ty tư nhân khác nhau sẽ có chi phí khác nhau. So sánh tỷ lệ chi phí là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc trong tiềm năng đầu tư tổng thể của một quỹ ETF.
Vì chi phí này cũng được cộng dồn như lãi suất kép. Cho đến nay, trên thị trường quỹ thì quỹ ETF từ công ty Vanguard là có chi phí thấp nhất.
LỜI KẾT, sau 3 phần nội dung về đầu tư chứng khoán hy vọng tới đây các bạn sẽ rút ra được nhiều kiến thức cũng thông tin mà trang mang lại. Mỗi người sẽ có phong cách đầu tư khác nhau. Sẽ có người thích đầu tư ngắn hạn, hay dài hạn. Cũng sẽ có người tập trung vào công việc khác và chỉ đầu tư thụ động vào quỹ ETF.
Tôi khuyến khích các bạn nên thử cả 3. Nhưng tất nhiên mỗi cách đầu tư sẽ cần thời gian để các bạn nhận thấy được sự phản ánh hiệu quả. Thông qua tỷ suất lợi nhuận mà mỗi đầu tư đạt được. Chúng ta không nên nhảy cóc từ cách này qua cách khác trong ngắn hạn. Nó chỉ làm bạn tốn thời gian và công sức.
Nếu bạn đã đọc qua cuốn sách của tôi sẽ biết được rằng, tôi hiện đang có khoảng 3 tài khoản đầu tư. Tôi vừa đang học cách phân tích báo cáo tài chính và đầu tư ở tài khoản đầu tư cá nhân. Đồng thời mua quỹ đầu tư ETF cho tài khoản đầu tư hưu trí; để giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa trên con đường dài.
Hi there! I simply want to give an enormous thumbs up for the good information you could have here on this post. I can be coming back to your blog for extra soon.