70% Tiền Lương Hàng Tháng Đi Vào Đâu?

quản lý tiền lương

Trên thực tế, rất nhiều người trong chúng ta luôn lo lắng về tiền bạc. Nếu bạn thường xuyên phải vật lộn để kiếm sống, bạn có thể đang phải đối mặt với nhiều vấn đề tài chính. Nhiều người có thể cảm thấy khó chịu; khi lâm vào tình trạng bế tắc về tài chính. Một số khác kiếm được tiền kha khá, nhưng vẫn gặp khó khăn mỗi tháng.

Chúng ta chắc chắn không muốn rơi vào những tình huống như thế này. Nhưng để làm được điều đó có nghĩa là bạn phải biết cách quản lý tiền của mình. Khi bạn quản lý tài chính tốt, cuộc sống có thể sẽ không dễ dàng hơn ngay lập tức. Nhưng bạn có nhiều thời gian hơn để tập trung vào những việc quan trọng trong cuộc đời.

Hãy cùng tìm hiểu cách mà tôi quản lý tiền lương hàng tháng. Để tôi có thể tiết kiệm và đầu tư lên đến hơn 70%.

Sở hữu 4 tài khoản quan trọng

Thật ra, tôi sở hữu hơn 7 tài khoản về tiết kiệm và đầu tư. Nhưng chung quy về thì 4 mục tiêu chính cho các tài khoản đó. Đơn giản là vì tôi có nhiều mục tiêu sử dụng và thử nghiệm khác nhau đối với mỗi tài khoản.

70% Tiền Lương Hàng Tháng Đi Về Đâu? | Cách Tôi Quản Lý Tài Chính | Tiết Kiệm Và Đầu Tư

Tài khoản ngân hàng thông thường – Checking Account

Trong loại tài khoản này tôi sử dụng 3 ngân hàng khác nhau. 1 ngân hàng là hai vợ chồng mở chung để giữ quỹ dự phòng khẩn cấp. 2 ngân hàng còn lại là của riêng bản thân tôi. Bao gồm ngân hàng Bank of America và M&T Bank. Tài khoản Bank of America tôi đã có từ khi mới qua Mỹ. Ngân hàng rất uy tín, bảo mật, và dễ sử dụng trên ứng dụng điện thoại.

SOMA agency GIF - Find & Share on GIPHY
Gửi tiết kiệm

Tôi sử dụng tài khoản này cho các mục đích chi tiêu hằng ngày thông qua thẻ tín dụng liên kết. Ngoài ra tôi cũng tiết kiệm thêm tiền cho quỹ dự phòng để có thể sử dụng hơn 1-2 năm. Tài khoản này khá linh động cho những chi phí; mua sắm kinh doanh của bản thân; và cho gia đình.

Còn ngân hàng còn lại là M&T Bank chủ yếu là dành để mua tài sản. Tài sản ở đây chủ yếu là chứng khoán trong thời điểm hiện tại.

Ngoài ra tôi cũng tích góp tiền mặt ở tài khoản này để mua bất động sản sau này. Vì vậy, tài khoản này tôi rất ít khi đụng tới. Từ tháng 2/2022 trở lại đây, thị trường chứng khoán đang điều chỉnh; đặc biệt xuống dốc rất nhiều. Tôi nhận thấy đây là thời điểm tốt để mua vào. Nên đã sử dụng khá nhiều từ tài khoản M&T.

Khi nhận được lương, tôi có thể chia số tiền tương ứng đi vào mỗi tài khoản một cách tự động. Nếu như tôi cảm thấy muốn dồn nhiều hơn mua chứng khoán. Thì tôi vẫn có thể thay đổi số tiền đi vào mỗi tài khoản sau 1 tháng. Hai tài khoản này chiếm hơn 84% số tiền lương hàng tháng sau thuế của tôi. Đa số tiền lương bạn sẽ được nhận hai lần cứ 2 tuần 1 đợt.

It is never too early to encourage long-term savings — Ron Lewis

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu tiết kiệm dài hạn.

Tài khoản đầu tư quỹ hưu trí – 401K và Roth IRA

Kế hoạch 401K là quỹ đầu tư sau khi nghỉ hưu. Được cung cấp bởi nhiều nhà tuyển dụng ở Mỹ có lợi thế về thuế cho người tiết kiệm. Nó được đặt tên theo một phần của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ. Nhân viên đăng ký quỹ 401K sẽ tự quyết định tỷ lệ phần trăm của mỗi khoản tiền lương được trả. Sẽ đi thẳng trực tiếp vào tài khoản đầu tư này trước khi trả thuế.

Tùy thuộc chính sách của mỗi công ty. Họ sẽ có thể đóng góp tương ứng với một phần hoặc toàn bộ khoản đóng góp từ nhân viên đó. Nhân viên được lựa chọn một số tùy chọn đầu tư, thường là các quỹ tương hỗ. Công ty tôi sử dụng công ty tài chính John Hancock. John Hancock là một công ty bảo hiểm có trụ sở tại Boston, Mỹ. Được thành lập vào năm 1862. Năm 2004, John Hancock được mua lại bởi công ty bảo hiểm nhân thọ Manulife Financial của Canada.

Đa số các tài khoản hưu trí 401K là đầu tư vào quỹ, chứ hiếm có tự đầu tư vào các công ty tư nhân. Nên đa số tiền của tôi trong quỹ này là vào các quỹ Vanguard với chi phí thấp nhất.

Tôi đầu tư tầm 7% tiền lương trước thuế vào đây. Và công ty góp tương ứng 50% của 7% số tiền đó. Nên tính ra thì chưa biết thị trường làm ăn ra sao. Chứ tôi đã nhận được 50% tiền lời rồi.

There Is No Planet B Money GIF by knoopsok - Find & Share on GIPHY
Tài khoản đầu tư quỹ hưu trí

Còn Quỹ Đầu Tư Hưu Trí sau thuế Roth IRA. Thì tôi tự mở sau khi đọc cuốn sách. MONEY Master the Game 7 Simple Steps to Financial Freedom. Của Tony Robbins, phiên bản Tiếng Việt “Tiền Làm Chủ Cuộc Chơi“. Và cuốn sách The Intelligent Investor – The Definitive Book on Value Investing. Của Benjamin Graham, phiên bản Tiếng Việt Nhà đầu tư thông minh.

Khi đầu tư thì chúng ta đều mong muốn đạt được lợi nhuận đúng không nào? Vì vậy, đầu tư lâu dài để tận dụng được lãi suất kép và thuế. Nên tôi bỏ tối đa số tiền cho phép vào quỹ này là $6,000/ năm. Nên mỗi tháng tôi trích tầm $500 cho quỹ Roth IRA này. Với tài khoản này tôi có thể chọn bất cứ quỹ hay công ty nào ưa thích. Đồng thời tự do mua bán mà không bị đánh thuế.

The question isn’t at what age I want to retire, it’s at what income -George Foreman

Câu hỏi cần đặt ra ở đây không phải là tôi muốn nghỉ hưu ở độ tuổi nào, mà là ở thu nhập bao nhiêu.

Tài khoản đầu tư chứng khoán cá nhân

Đối với tài khoản đầu tư chứng khoán cá nhân này. Thì nó không bị hạn chế số tiền hay số lần mua bán chứng khoán. Nhưng nếu có bất kì khoản lời nào mà dưới 1 năm thì tôi phải trả thuế tương ứng. Cũng như nếu lỗ thì sẽ được trừ bớt dần vào thuế. Nó cung cấp quyền truy cập vào một loạt các khoản đầu tư. Bao gồm cổ phiếu, quỹ tương hỗ, trái phiếu, quỹ giao dịch trao đổi và hơn thế nữa.

Ở Mỹ, khi mà việc đầu tư chứng khoán bình thường giống như chợ mua rau. Thế nên có nhiều loại tài khoản cụ thể cho các mục tiêu nhất định. Một số loại tài khoản cung cấp lợi ích về thuế. Hoặc nếu bạn tiết kiệm để học đại học hoặc nghỉ hưu thì sẽ có loại khác.

Mua bán chứng khoán

Tôi sử dụng tài khoản tiết kiệm của ngân hàng M&T để mua chứng khoán là chủ yếu. Khi mà việc nghỉ hưu sớm là mục tiêu của bản thân. Tôi có thể sử dụng tài khoản đầu tư này trước 60 tuổi. Chẳng hạn như 35 hay 40 tuổi.

Và phần lớn số tiền tôi có được hơn 50% đều nằm trong 2 tài khoản đầu tư này. Bởi vì khi mua chứng khoán hay quỹ nào tôi đều nghiên cứu khá kỹ. Và trải nghiệm đã một thời gian. Nên khi tôi xuống tiền thì tôi không quá bận tâm nếu thị trường bị lao dốc.

Thẻ tín dụng

Và cuối cùng tài khoản thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng có thể là một công cụ tài chính quan trọng và hữu ích. Nếu được sử dụng một cách có trách nhiệm và suy nghĩ. Đầu tiên đó là sự thuận tiện. Bạn không phải lo lắng về mang theo quá nhiều tiền mặt bạn trong tay. Bạn dễ dàng cập nhật về chi tiêu thông qua bảng sao kê hàng tháng. Hay tài khoản trực tuyến của bạn. Với một số hình thức mua sắm thông minh. Tôi có thể chọn nhiều hình thức giảm giá hoặc hoàn tiền dựa trên giao dịch mua của mình.

Quan trọng là xây dựng lịch sử tín dụng tốt. Sử dụng hạn mức tín dụng bằng cách mua hàng và thanh toán đúng hạn. Sẽ giúp chúng ta nhận được xếp hạng tín dụng tốt từ các tổ chức xếp hạng tín dụng. Điều này sẽ khiến người cho vay có nhiều khả năng cho bạn vay nhiều hơn và lãi suất vay thấp hơn.

Theo Cục Dự trữ Liên bang. Hơn 80% người Mỹ trưởng thành có ít nhất một thẻ tín dụng vào năm 2020. Và mỗi người có hơn 3 thẻ tín dụng. Bản thân tôi chỉ cần 1 thể là đủ xài rồi.

Khả năng tiếp cận tín dụng có thể khác nhau ở mỗi người. Vì quá tiện dụng và phổ biến. Nên nhiều người lạm dụng số tiền từ thẻ tín dụng dẫn đến chi tiêu quá mức.

Mặc dù 39% người Mỹ tin rằng, họ sẽ có thể trả hết nợ thẻ tín dụng của mình vào một thời điểm nào đó trong năm tới. Một phần tốt khác thì sẽ mất hai năm hoặc lâu hơn. Hai mươi bốn phần trăm tin rằng sẽ mất vài năm.

thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng

5% tin rằng họ sẽ có thể trả hết nợ trong vòng năm năm. Và 3% tin rằng họ sẽ không bao giờ trả hết. Vì vậy, các bạn phải thật sự thận trọng khi sử dụng thẻ tín dụng nhé! Bản thân tôi đang hướng tới cuộc sống tối giản. Nên phần lớn chi tiêu rất cơ bản và tôi hạn chế tích trữ đồ đạc không quan trọng.

Trả cho bản thân trước

Chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều chuyên gia tài chính cá nhân. Các nhà lập kế hoạch hưu trí, đều có môt câu thần chú quen thuộc. Đó là tự trả tiền cho mình trước. Đây là một cách rất hiệu quả để đảm bảo bạn tiếp tục đóng góp tiết kiệm và đầu tư hàng tháng. Nếu để ý bạn có thể nhận ra rằng, tôi đang thực hiện chiến lược này. Vì vậy, số tiền của tôi sẽ tiếp tục làm việc hiệu quả cho mình.

Nếu bạn đang sử dụng phương pháp tài chính cá nhân tự trả trước. Bạn có thể chọn gửi tiền của mình vào các phương tiện tiết kiệm, tùy thuộc vào mục tiêu tài chính của bạn. Hãy dành một tỷ lệ nhất định trong tiền lương của bạn. Để đóng góp vào tài khoản dự phòng khẩn cấp, tiết kiệm, hưu trí của bạn. Hoặc tiết kiệm cho các mục tiêu dài hạn khác, chẳng hạn như mua nhà.

tiết kiệm và đầu tư
“Đừng tiết kiệm những gì còn lại sau khi chi tiêu. Thay vào đó chi tiêu những gì còn lại sau khi tiết kiệm”

Trong thực tế rằng, nó cũng sẽ loại bỏ sự cám dỗ và cảm xúc mua sắm nhất thời. Nếu bạn phải đối mặt với rất nhiều nghĩa vụ tài chính khác. Như thanh toán tất cả các hóa đơn đúng hạn. Hãy ngồi xuống và thử tính toán. Chúng ta vẫn có thể dành một số tiền nhỏ thông qua tiết kiệm tự động. Trước khi thực hiện bất kỳ chi tiêu nào khác. Nói cách khác, bạn đang ưu tiên cho sự ổn định tài chính dài hạn của mình.

Nếu bạn có thói quen gửi hoặc chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm của mình mỗi khi được trả lương. Bạn có thể sẽ ít chi tiêu hơn cho các chi phí hàng ngày của mình. Bạn sẽ nhận ra là trước đây mình đã chi tiêu vào những thứ không cần thiết. Thực hành này có thể giúp bạn nuôi dưỡng thói quen tiết kiệm sẽ tăng dần theo thời gian. Và giúp bạn chuẩn bị cho những khoản chi tiêu lớn hoặc bất ngờ.

NHUNG HUỲNH
Người Viết

Author

1 Comment

  1. Normally I do not learn article on blogs, however I wish to say that this write-up very compelled me to try and do it! Your writing taste has been amazed me. Thank you, quite great post.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *