Bạn Có Đang Đọc Tin Tức Tiêu Cực Mỗi Ngày?

Tin tức tiêu cực tin xấu đọc tin lành mạnh

Nhờ vào sự tiến bộ về công nghệ và sức lan tỏa nhanh chóng của mạng xã hội. Ngày nay, chúng ta có thể nắm bắt thông tin và tin tức một cách dễ dàng. Chưa kể là bạn cũng có thể theo dõi ngay lập tức câu chuyện của một ai đó thông qua Live Stream. Bật TV, mở máy tính xách tay, hoặc lướt qua mạng xã hội. Dường như thế giới luôn có rất nhiều sự kiện và tin tức từng giây.

Bạn có đang đọc tin tức tiêu cực mỗi ngày? | Sức khỏe tinh thần | Cuộc sống thường ngày

Tại Sao Lại Có Quá Nhiều Tin Tức Tiêu Cực?

Theo dõi tin tức có thể cần thiết để cập nhật thông tin. Đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng và chiến tranh. Nhưng có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi là: Tại sao lại có quá nhiều tin tức và câu chuyện tiêu cực? Thêm vào đó, nó không chỉ xuất hiện trên một hay hai trang bài báo. Mà là ở khắp mọi nơi. Có phải thế giới xung quanh chúng ta dường như luôn ở trong tình trạng hỗn loạn? Hay có thể là do mọi người thấy tin xấu thú vị hơn tin tốt? Vì thế chúng ta đang tiêu thụ nhiều tin tức tiêu cực hơn bao giờ hết.

Tin tức tiêu cực
Tin tức tiêu cực được đặt trang đầu của tờ báo

Tin xấu là bất kỳ tin tức nào ảnh hưởng tiêu cực và nghiêm trọng đến quan điểm của một cá nhân về tương lai của họ.

Chẳng hạn như tai nạn chết người, cháy nhà, trộm cắp. Nền kinh tế đi xuống, sự cố, vấn đề thiên tai và vân vân. Tôi chắc chắn là các bạn nhận được những tin tức như thế này hằng ngày.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng có một số lý do có thể giải thích vì sao lại có sự thiên vị về tiêu cực – negativity bias như vậy. Thứ nhất là trong thực tế, việc bỏ qua thông tin tiêu cực (một cơn bão đang đến) có thể rủi ro hơn nhiều so với tin tốt (thời tiết hôm nay rất đẹp). Nó cũng thông báo cho chúng ta về những mối nguy hiểm. Chẳng hạn như đại dịch toàn cầu hoặc thời tiết khắc nghiệt sắp xảy ra. Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng, chú ý đến những tin tức tiêu cực thường là một chiến lược sống sót hiệu quả.

Lý do thứ hai là bởi vì chúng ta có khuynh hướng phản ứng nhiều hơn. Với những người bình thường làm những điều ngu ngốc hoặc xấu xa. Nó thu hút sự chú ý dễ dàng hơn nhiều. Và sự tiêu cực kích thích phản ứng sâu và mạnh mẽ hơn trong não của chúng ta. Nhiều báo chí có danh tiếng còn được rèn giũa. Thông qua việc phanh phui những vụ bê bối hoặc sự kém cỏi của các công ty lớn.

Gần như kể từ khi phương tiện truyền thông ra đời. Sự thiên vị tiêu cực đã được các phương tiện truyền thông tận dụng để tăng lợi nhuận. Có một thời, nó được gọi là “báo chí vàng”.

Và thường chứa những lời nói dối thẳng thắn được trình bày như sự thật trên các tờ báo thời đó. Xung đột và chiến tranh thường bắt đầu dựa trên những lời nói dối được đưa ra trên báo chí.

Silgoweb GIF - Find & Share on GIPHY
Nhấp chuột vào những tin tức giật gân

Giờ đây, hành động này thường được sử dụng nhiều nhất thông qua các tiêu đề gây nhấp chuột, giật gân và quay cuồng. Tin xấu vẫn nhận được nhiều sự chú ý hơn. Nhiều nhấp chuột hơn và dẫn đến nhiều doanh thu hơn cho các ấn phẩm. Kết quả tìm kiếm của Google cũng kiếm lợi nhuận dựa trên khuynh hướng này.

Negative thoughts stick around because we believe them, not because we want them or choose them – Andrew J. Bernstein

Những suy nghĩ tiêu cực luôn tồn tại bởi vì chúng ta tin chúng. Không phải vì chúng ta muốn chúng hay lựa chọn chúng.

Sự Ảnh Hưởng Của Tin tức tiêu cực

Sự thiên vị này đã và sẽ phát triển cũng như ảnh hưởng đến sở thích về tin tức của chúng ta. Những người tuyên bố thích những câu chuyện tích cực cũng thực sự dành nhiều thời gian hơn để đọc những câu chuyện tiêu cực. Khi chúng ta xác định điều gì đó tiêu cực, chúng ta sẽ dễ dàng bị cuốn hút vào nó. Khiến bạn buộc phải mở ra những bí ẩn và thu thập kiến ​​thức về điều tiêu cực đó.

Gần đây, nhiều tin tức tiêu cực đã làm sức khỏe tinh thần của rất nhiều người xấu đi. Trong một bài báo cáo khoa học, giám đốc lâm sàng của bệnh viện Transcend Therapy ở California Mỹ tên là Cecille Ahrens. Ông nói rằng cảm giác sợ hãi, buồn bã và tức giận do các tiêu đề tiêu cực gây ra. Có thể khiến mọi người mắc kẹt trong việc “theo dõi thường xuyên”. Dẫn đến tâm trạng tồi tệ, buồn bã và lo lắng hơn. Trong đại dịch coronavirus năm 2019, bạn có thường xuyên lên mạng để nghe tin tức không?

đọc tin tức mỗi ngày
Đọc tin tức mỗi ngày

Nhìn bề ngoài, tin tức tiêu cực có vẻ như là một vấn đề đơn giản. Nhưng nhìn sâu hơn một chút, chúng ta sẽ bắt đầu hiểu rằng. Bộ não và hành vi của chính bạn cũng là một phần của vấn đề. Từ lâu, việc nghe tin tức tiêu cực có thể ảnh hưởng ngay lập tức đến mức độ căng thẳng của bạn.

Những nghiên cứu từ trường Đại Học Harvard mới đây đã cho thấy những tác động tiêu cực này có thể ảnh hưởng đáng kể đến một ngày làm việc của bạn như thế nào. Chỉ một vài phút dành cho những tin tức tiêu cực vào buổi sáng. Có thể ảnh hưởng đến toàn bộ quỹ đạo cảm xúc trong ngày của bạn.

Điển hình như ở Mỹ, tin tức về thị trường chứng khoán xuất hiện thường xuyên. Tuy nhiên vào những thời điểm thị trường đi xuống thì người đọc và nghe lại có xu hướng quan tâm và theo dõi nhiều hơn. Do đó nhiều tin tức, nhận định và suy nghĩ tiêu cực được lên sóng nhiều hơn. So với khi nền kinh tế phát triển và thị trường đi lên tích cực.

Khi nghe tin thị trường chứng khoáng giảm 500 điểm hoặc khủng bố ISIS đã sẵn sàng tấn công. Chúng ta sẽ cảm thấy bất lực để thay đổi những kết quả đó.

Trong tâm lý học, việc tin rằng hành vi của chúng ta là không phù hợp khi đối mặt với thử thách được gọi là “sự bất lực”. Có liên quan đến hiệu suất làm việc thấp và khả năng bị trầm cảm cao hơn.

Tin tức tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống thể chất và tinh thần
Tin tức tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống thể chất và tinh thần

Hiện tại, tôi đang đọc cuốn sách “Influence: The Psychology of Persuasion”. Phiên bản tiếng việt là “Những đòn tâm lý trong thuyết phục” của tác giả nhà tâm lý học nổi tiếng Robert B. Cialdini. Ông có đề cập đến những nghiên cứu về các cuộc tự sát gia tăng. Khi mà cuốn tiểu thuyết “The Sorrows of Young Werther” của tác giả Johann Wolfgang von Goethe được xuất bản.

Hơn nữa, sau khi cuốn sách này trở nên cực kỳ nổi tiếng, đã có một số thanh niên bị bắt chước tự tử. Sau khi nhân vật chính trong cuộc tiểu thuyết Werther đã tự sát vì tình yêu đơn phương ở phần cuối. Sự gia tăng tỷ lệ tự tử của người đọc đã trực tiếp khiến cuốn sách này bị cấm ở nhiều quốc gia.

Bảo vệ bản thân từ những điều tiêu cực

Tin tức và phương tiện truyền thông xã hội cũng giống như bất kỳ thứ gì khác mà chúng ta tiêu dùng. Nhu cầu về thứ gì đó càng cao, thì người sáng tạo nội dung sẽ cung cấp càng nhiều.

Vì vậy, nếu chúng ta nhấp vào và dành nhiều sự chú ý cho nội dung khiến chúng ta cảm thấy tức giận và lo lắng. Thì càng có nhiều khả năng người tạo nội dung tiếp tục tạo ra loại nội dung đó. Điều quan trọng cần biết là khi chúng ta hiểu được vòng lặp về ​​tin tức tiêu cực này. Thì chúng ta có thể học cách kiểm soát nó.

Để có ý thức hơn về phương tiện truyền thông mà chúng ta tham gia vào mỗi ngày. Giáo dục những em nhỏ tuổi sử dụng cảnh giác trước những tin tức và tránh điều bi quan tiêu cực. Sẽ ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, cảm xúc và niềm tin của bản thân.

Mental Health Love GIF by Positively Ghostly - Find & Share on GIPHY

Một số nhà tâm lý học nói rằng nuôi dưỡng sự lạc quan có thể giúp tăng cường khả năng phòng vệ của não trước những tin tức xấu. Dưới đây là một số cách mà tôi sử dụng để kiểm soát cách tiếp nhận những tin tức tiêu cực được truyền đi mỗi ngày.

Sự thật là bộ não của chúng ta cũng có những chức năng kì diệu khác. Thông thường, thùy trán trước của não bộ (Inferior Frontal Gyrus – IFG) là nơi sẽ sàng lọc các tin tức xấu một cách có khoa học từ thông tin mới.

Bộ phận này thiên về sự lạc quan – optimistic bias. Đây cũng là lý do tại sao mọi người có xu hướng cho rằng họ sẽ sống lâu hơn. Và ít bị tai nạn hơn so với những người cùng trang lứa.

Sự lạc quan mạnh mẽ hơn cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe. Những người lạc quan tận hưởng sức khỏe thể chất và tinh thần tốt hơn. Đồng thời kiên cường hơn, mặc dù họ đánh giá rủi ro kém chính xác hơn những người bi quan. Phần còn lại sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hành vi của mỗi bạn. Đó là cách mà bạn tự chọn lọc thông tin để đọc. Tự tìm kiếm kiến thức để theo. Và tự tiếp thu theo cách tích cực nhất.

Điều tiết việc tiêu thụ tin tức

Nó bao gồm việc đưa ra quyết định có ý thức để “tạm dừng” truyền thông trong một khoảng thời gian. Ngoài ra, bạn có thể chú ý để nhận thấy những tác động tiêu cực mà bạn đang trải qua. Ví dụ bạn cảm thấy những tác động tiêu cực hơn nếu bạn đọc tin tức khi đang mệt mỏi.

Hoặc ngay trước khi đi ngủ hay trong thời gian căng thẳng về công việc. Nếu vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc tin tức vào những thời điểm nhất định trong ngày. Hoặc trong các bối cảnh bạn có thể bị mất việc, mối quan hệ tan vỡ. Bất kỳ biến động nào khác mà bạn đang trải qua.

Ngoài ra, chúng ta có thể tắt các thông báo đẩy đến điện thoại hoặc email của bạn. Tất cả các ứng dụng trên điện thoại hiện nay đều có những thông báo liên tục. Những cảnh báo này kéo sự chú ý của chúng ta ra khỏi thời điểm hiện tại. Và có thể dẫn đến giảm hiệu suất, vì bị phân tâm khi đang làm công việc của mình.

Things have a way of working themselves out if we just remain positive. – Lou Holtz

Mọi thứ đều có cách tự giải quyết, chúng ta chỉ cần duy trì trạng thái tích cực

Follow theo dõi thông tin có tính xây dựng và tích cực

Hãy bắt đầu ngày mới của bạn với tin tức chỉ tập trung vào giải pháp và nâng cao sức mạnh bản thân. Tìm kiếm những câu chuyện trên trang web tin tức yêu thích của bạn. Thỉnh thoảng, bỏ qua việc nhấp vào những câu chuyện mang tính giả định. Hoặc về những tình huống bi thảm mà bạn không thể làm gì hơn.

Tìm các tin tức tập trung vào giải pháp và thông tin xây dựng. Từ đó, bạn có thể vừa cập nhật tin tức, luôn lạc quan và tập trung vào công việc của mình. Nhưng chỉ khi bạn kiểm soát mức độ tiêu thụ tin tức của mình. Thay vì để nó kiểm soát bạn.

Tìm kiếm và kết nối với các trang mạng tin tức tích cực. Hãy theo dõi những người thật sự truyền cảm hứng cho bạn. Những người luôn có năng lượng vui vẻ và ấm áp.

Đối với mỗi điều tiêu cực đang xảy ra trên thế giới. Luôn sẽ có những câu chuyện ấm lòng nhưng chúng ta thường ít biết đến. Những câu chuyện sẽ khiến bạn rơi nước mắt hạnh phúc thay vì muốn trốn tránh và hờn trách thế giới.

Những người này sẽ giúp cho bạn nhận ra rằng vẫn còn đó nhiều điều tươi đẹp trong cuộc sống. Từ từ điều chỉnh cách mà bạn đang tiếp nhận tin tức hằng ngày sẽ thay đổi cách nhìn của bạn rất nhiều. Khi bạn học cách hướng tới những thứ khiến bạn cảm thấy thoải mái. Điều đó sẽ trở nên tự nhiên hơn theo thời gian. Không lâu sau, cảm giác tốt sẽ là mặc định bên trong. Và bạn sẽ dễ dàng trở lại cảm giác tốt hơn cho dù có điều gì đó khiến bạn thất vọng hay tiêu cực.

Optimism is a happiness magnet. If you stay positive, good things and good people will be drawn to you – Mary Lou Retton

Lạc quan là một thỏi nam châm hạnh phúc. Nếu bạn luôn lạc quan, những điều tốt đẹp và những người tốt sẽ tự nhiên đến với bạn.
NHUNG HUỲNH
Người Viết

Author

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *