Dạy Trẻ Tiểu Học Về Tiền Bạc Và Trách Nhiệm Tài Chính

Dạy con về tài chính tiết kiệm và tiền bạc

Tại Sao Giáo Dục Tài chính lại quan trọng?

Theo các nghiên cứu được biên soạn bởi Ủy ban Giáo dục Tài chính Hoa Kỳ; giáo dục kiến ​​thức về tài chính hoặc hiểu biết về các nguyên tắc tài chính. Chẳng hạn như tiết kiệm, đầu tư, thế chấp; lãi suất và lập kế hoạch tài chính. Là điều cần thiết để cải thiện mức sống của người Mỹ; và nhằm giảm thiểu sự bất bình đẳng về thu nhập.

Thật ra, ngay cả trẻ nhỏ tiểu học cũng có thể học những kiến ​​thức cơ bản về quản lý tiền. Bao gồm cách kiếm tiền và đưa ra những quyết định nhỏ về cách quản lý nó. Dạy trẻ về tiền từ sớm có thể hình thành thói quen tài chính tốt. Và thói quen đó sẽ tiếp tục phát triển; cho đến khi các em ở độ tuổi trưởng thành và tự lập.

Mục tiêu quan trọng và to lớn hơn; mà tôi luôn khuyến khích các bậc phụ huynh nên cân nhắc việc tự giáo dục con về tài chính. Bởi vì đây là chìa khóa để mở ra cơ hội kinh tế. Tạo sức mạnh cho một nền kinh tế mạnh mẽ; và gia tăng khả năng phục hồi sau khủng hoảng. Các trẻ em Việt Nam nên được trang bị các kỹ năng và kiến thức tài chính để tham gia phát triển kinh tế cho tương lai đất nước.

Dạy trẻ tiểu học về tài chính
Dạy trẻ tiểu học về tài chính

Điều quan trọng là chúng ta phải có những cuộc trò chuyện về tài chính hay tiền bạc ngay tại nhà hay trong bàn ăn. Cũng như cho phép trẻ đặt câu hỏi và lắng nghe các em trả lời. Để cuối cùng, các em có thể bắt đầu đóng góp vào thành công tài chính của chính bản thân mình.

Khi còn nhỏ,

Tôi đã bắt đầu học cách tiết kiệm. Thời đó tôi chỉ có vọn vẹn 500 đồng, tờ tiền này giờ không còn lưu hành nữa rồi. Tôi tiết kiệm được tầm 1,500 – 2,000 đồng trong hộc bàn sau một tuần. Mỗi lần mẹ tôi buồn rầu vì không đủ tiền mua đồ ăn, thì tôi lại lấy ra đưa cho mẹ. Tầm đó có thể mua được 1 bó rau rồi đó các bạn.

Từ đó thói quen này tiếp tục phát triển và đủ để tôi có thể tự mở một tài khoản ngân hàng. Cứ có tiền lì xì hay tiền thưởng, học bổng tôi đều để dành trong này. Trong khi anh trai tôi thì cứ có bao nhiêu là tiêu hết bấy nhiêu. Cùng với việc nhận được một chút lãi suất ngân hàng. Cứ thế số tiền tôi tiết kiệm được càng lớn dần.

Mặc dù gia đình trở nên khá giả hơn nhưng mẹ tôi vẫn rất tiết kiệm. Tôi đã tham gia vào các cuộc trò chuyện về tiền bạc khi mới học cấp 3. Dù chỉ mua sắm đồ đạc trong nhà cho tới việc xây nhà mới. Tôi đều tham gia vào các công đoạn mua vật liệu và trả giá với người bán.

blooom GIF - Find & Share on GIPHY
Học tiết kiệm từ nhỏ

Điều quan trọng mà tôi học được từ thói quen tiết kiệm này đó là trách nhiệm tài chính cho bản thân. Trả tiền cho bản thân mình trước; và không bị thói quen mua sắm bốc đồng ảnh hưởng.

Nên cho dù tôi có kiếm được nhiều tiền hơn thì tôi vẫn sẽ tiết kiệm được nhiều tiền hơn. Tiếp xúc với tiền càng sớm tôi càng hiểu cách điều khiển đồng tiền tốt hơn.

Financial freedom is mental, emotional, and education process. – Robert Kiyosaki

Tự do tài chính là quá trình bao gồm cả tinh thần, cảm xúc và sự giáo dục.

Nói chuyện tiền bạc với con bạn

Có một thực tế đó là, chúng ta sử dụng tiền hằng ngày để trao đổi và mua bán. Chẳng hạn như mua ngôi nhà để ở, những gì chúng ta ăn; quần áo chúng ta mặc, chiếc xe chúng ta lái, chăm sóc sức khỏe; giáo dục, nuôi dạy trẻ, tặng quà, kỳ nghỉ, giải trí. Ngay cả để có nước sử dụng thì đều có sự liên quan chặt chẽ đến tiền bạc

Nhưng trong mỗi gia đình, trong bàn ăn, bữa tiệc, hay các cuộc trò chuyện. Chúng ta hầu như ít khi đề cập đến về tiền. Nói về tiền không phải chuyện dễ dàng, khi mà hầu như chúng ta không có văn hóa đó. Vì vậy, nói chuyện hay dạy về tiền bạc với con bạn có thể còn khó khăn hơn.

Chính vì lý do đó nên nhiều bậc cha mẹ không thể giúp con họ trở nên hiểu biết về tài chính. Một số trường hợp họ rất miễn cưỡng; hoặc cực kỳ miễn cưỡng khi thảo luận về các chủ đề tài chính với con cái.

Trong khi đó, trẻ em lại rất mong muốn được cha mẹ chia sẻ sự thông thái của họ. Nhiều người lớn nghĩ rằng nếu họ không dạy tài chính cho con mình; thì chúng sẽ được dạy những bài học về tiền bạc bằng cách này hay cách khác. Hoặc là ở trường lớp.

dạy trẻ cách tiết kiệm
Dạy trẻ ngay trên bàn ăn

Tuy nhiên các em này sẽ bị bỏ lỡ cơ hội hay tận dụng lợi thế muộn hơn; so với những em đã được hình thành tư duy đó sớm hơn. Nếu bạn muốn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cảm xúc; suy nghĩ và giá trị của con bạn về tiền bạc. Bạn cần cho chúng khả năng hiểu biết về tài chính ngay từ khi còn nhỏ.

Nhưng cho dù con bạn chỉ mới 4 hay đã trưởng thành 24 tuổi; thì vẫn không bao giờ là quá sớm hoặc quá muộn. Để giúp xây dựng sự tự tin và khuyến khích trách nhiệm tài chính cho các em. Và ngay khi các em có thể sống tự lập, những người lớn hay bậc phụ huynh sẽ không còn quá lo lắng cho con về tài chính nữa.

Ở phương tây; cha mẹ nghĩ rằng việc trò chuyện với con cái về cách họ lập ngân sách trong tháng là một việc làm thông minh. Họ càng trò chuyện nhiều về những thứ như tiết kiệm để nghỉ hưu; và thanh toán các hóa đơn trước khi tiêu số tiền kiếm được cho những thứ không cần thiết. Họ càng có nhiều cơ hội để cho con cái hiểu biết cơ bản về chi phí sinh hoạt.

nói chuyện với con cái về tài chính
Nói chuyện với con cái về tài chính

Khi trẻ em bày tỏ sự quan tâm về các hóa đơn gia đình; thì họ sẽ trả lời câu hỏi của chúng theo cách giảm tránh cảm xúc tiêu cực. Vì họ không muốn chúng học cách sợ hãi tiền bạc hoặc căng thẳng về tiền bạc; trước khi chúng đủ lớn để hiểu nó.

Đó cũng là lý do tại sao cuốn sách Cha giàu Cha nghèo lại có sức ảnh hưởng to lớn đến như vậy. Vì nó nêu ra được thực tiễn cho mỗi gia đình, nếu cha mẹ không dạy con về tài chính. Thì các em sẽ khó có cơ hội phát huy được hết tiềm năng của bản thân. Cũng như cuộc sống của các em có trở nên giàu có hơn cha mẹ sau này hay không. Đều phụ thuộc vào cách mà các em nhìn nhận và trải nghiệm ngay trong chính gia đình mình.

Cho trẻ tham gia vào các hoạt động giao dịch

Sam X Renick, đồng sáng tạo của Sammy Rabbit, một sáng kiến về kiến thức tài chính và nhân vật dành cho trẻ em. Ông đã dạy trẻ em về tiền thông qua nhân vật trong truyện Sammy Rabbit của mình từ năm 2001. Ông nhận thấy rằng bạn bắt đầu quá trình giáo dục tài chính cho trẻ càng sớm thì càng tốt. Và nhận định rằng các bài học nên bắt đầu trước 7 tuổi. Bởi vì nghiên cứu cho thấy rằng thói quen và thái độ tiền bạc được ghi nhớ rõ hơn ở độ tuổi đó.

dạy con làm giàu
Dạy trẻ em về tiền thông qua nhân vật trong truyện Sammy Rabbit

Khi con bạn đủ lớn để biết rằng chúng không nên ngậm tiền trong miệng. Thì cũng là lúc bạn nên cho chúng làm quen với tiền xu và tiền mặt. Giải thích tiền là gì và nó được sử dụng như thế nào. Trên thực tế, chỉ cho họ cách hoạt động của tiền sẽ hiệu quả hơn.

Vì vậy, hãy để các em tiểu học thấy người lớn mua hàng bằng tiền mặt. Tôi đã có một bài viết về dạy các em về tiền bạc theo từng lứa tuổi trong; “Cách Giáo Dục Tài Chính Của Trẻ Em Phương Tây Có Hiệu Quả

Chase Peckham; giám đốc tiếp cận cộng đồng của Trung tâm Giáo Dục Tài chính San Diego; đã làm điều này với con trai và con gái của ông khi chúng còn ở tuổi mẫu giáo. Khi ba cha con mua sắm cùng nhau. Peckham sẽ cho con cái xem biên lai với số tiền mà ông đã trả. “Bằng cách làm đi làm lại, nó đã trở thành thói quen,” ông nói. “Khi chúng lớn hơn, chúng bắt đầu hiểu ý nghĩa của giá trị hàng hóa bằng tiền. Và đó là cách gia đình tôi dạy con về tiền.”

tiền không chỉ để tiết kiệm mà còn để đầu tư

Tiết kiệm tiền là một thói quen tuyệt vời. Nhưng nếu bạn muốn con mình học cách thực sự xây dựng sự giàu có, hãy dạy chúng về cách đầu tư.

Nếu bạn không hiểu rõ về đầu tư, bạn có thể mua cho con mình một cuốn sách. Giải thích cách hoạt động của nó. Renick nói rằng cha của ông đã giới thiệu cuốn sách kinh điển về tài chính cá nhân.

“Người giàu nhất thành Babylon” khi ông chỉ mới 12 tuổi. Cuốn sách đó thực sự thúc đẩy nhiều người mong muốn đầu tư và chi tiêu ít hơn số tiền họ kiếm được.

Music Video Girl GIF by Chrissy Metz - Find & Share on GIPHY
Dạy trẻ đọc sách về tài chính

Nếu chúng ta muốn con mình hình thành thói quen chi tiêu và tiết kiệm tốt. Thì chúng cần thấy bạn đưa ra những lựa chọn chi tiêu và tiết kiệm thông minh. Hãy thực hành những gì bạn đang giảng dạy với sự nhất quán. Giáo dục con cái của bạn về tài chính cá nhân là một quá trình có thể mất thời gian. Nhưng nếu bạn nỗ lực và liên tục truyền đạt một thông điệp rõ ràng về tiền bạc. Bạn sẽ tạo được những thói quen tốt tốt cho tương lai của con cái.

You must gain control over your money or the lack of it will forever control you – Dave Ramsey

Bạn phải giành được quyền kiểm soát tiền của mình nếu không nó sẽ mãi mãi kiểm soát bạn.

NHUNG HUỲNH

NHUNG HUỲNH
Người Viết

Author

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *