cách sống tại hai đất nước
Sau khi sinh sống và làm việc tại Mỹ đã được một thời gian. Và quay về Việt Nam để thăm gia đình vào cuối năm ngoái 2022. Tôi đã có thể hiểu và có được sự quan sát về cảm xúc của bản thân với môi trường xung quanh hơn. Hai đất nước với hai cách sống rất khác nhau.
Tại Mỹ, cuộc sống của mỗi người là riêng biệt. Cánh cửa của mỗi nhà luôn đóng kín và bạn chỉ thấy người hàng xóm một vài lần trong tuần. Không ai biết đằng sau cánh cửa đó bạn là ai và đang làm gì. Cho dù đi ra ngoài đường để tập thể dục, thì cũng chẳng ai ngồi xung quanh đó để quan sát và nói chuyện.
Bởi vì không có quá nhiều bạn bè, gia đình, hàng xóm, người lạ bao quanh. Đối với nhiều người sẽ thấy đó là buồn tẻ. Nhưng đổi lại, đó lại là một môi trường tuyệt vời để bản thân chúng ta có thể dành thời gian và sự tập trung, cho công việc và những việc của cá nhân nhiều hơn. Bạn làm gì cũng không cần quá lo lắng là người khác sẽ nghĩ gì.
Trong khi đó, bay qua biển Thái Bình Dương nửa kia của trái đất. Ở Việt Nam là một cuộc sống hoàn toàn trái ngược. Cánh cửa nhà nhà luôn mở. Tôi có thói quen chạy bộ hoặc tập thể dục mỗi ngày. Bước ra ngoài cửa, tôi sẽ bắt gặp ngay một vài cô hàng xóm thân quen. Con đi đâu đấy? Đi thêm đoạn nữa thì bắt gặp không ít những bạn thanh niên ngồi quán cafe. Nhiều quán xá cứ nối tiếp nhau trên một con đường.
Chỉ một đoạn chạy bộ chưa đến 0.5km trong một vài phút. Bạn và tôi đã chạm mặt hay ánh mắt từ rất nhiều người xung quanh. Huống chi trong cuộc sống, chúng ta đã chạm phải rất nhiều nhiều người trong xã hội. Với sự đa dạng về tính cách, cách suy nghĩ và hành vi. Các bạn đã bao giờ tự đặt câu hỏi:
Bạn có đang quan tâm đến ý kiến và suy nghĩ của người khác về bản thân mình?
Bạn có phụ thuộc và thay đổi dựa trên ý kiến của người khác?
Sự hòa nhập với xã hội
Đầu tiên, cùng quay trở lại lịch sử loài người để hiểu hơn tại sao chúng ta lại có xu hướng quan tâm đến những gì người khác nghĩ? Trong suốt quá trình tiến hóa, sự sống còn của con người phụ thuộc vào tư cách thành viên trong các thị tộc và bộ lạc gắn bó chặt chẽ. Bởi vì sự thuộc về và chấp nhận là điều quan trọng để tồn tại.
Nếu bầy đàn đánh giá về hành vi và đóng góp của bạn một cách tích cực. Thì điều đó đảm bảo rằng bạn sẽ có quyền tham gia vào các tài nguyên của hội. Như là thức ăn, chỗ ở, thông tin và sự bảo vệ. Sự đánh giá tích cực có nghĩa là bạn thuộc về và được an toàn. Tuy nhiên nếu bang hội đánh giá hành vi của bạn là tiêu cực hoặc khác lạ. Có nghĩa là bạn có nguy cơ bị trục xuất, hoặc thậm chí bị loại trừ. Đe dọa sự tồn tại trong tương lai của bạn.
Điều này có thể dễ dàng giải thích tại sao việc đánh giá (bản thân và những người khác). Cũng như quan tâm đến đánh giá của người khác được gắn vào DNA của chúng ta. Cảm giác hạnh phúc của bản thân bao gồm sự tán thành của người khác.
Cũng như lý do tại sao bộ não con người đã tiến hóa để kích hoạt các chất nền thần kinh giống nhau. Khi chúng ta trải qua nỗi đau thể xác và khi chúng ta đối mặt với sự từ chối của xã hội.
Don’t worry about who doesn’t like you, who has more, or who’s doing what ― Erma Bombeck
Đừng lo lắng về việc ai đó không thích bạn, ai đó có nhiều hơn bạn, hay ai đó đang làm gì.
Tác động Từ sự phán xét
Có một sự trái ngược như nhà triết học Khắc kỷ La Mã Marcus Aurelius đã nhận định rằng. “Tất cả chúng ta đều yêu bản thân mình hơn người khác, nhưng lại quan tâm đến ý kiến của họ hơn ý kiến của mình”. Cho dù người đó là bạn, người lạ hay kẻ thù. Tuy nhiên bản năng muốn được người khác chấp thuận lại tác động theo nhiều hướng trong cuộc sống hiện đại.
Từ khi còn bé cho đến lúc trưởng thành. Chúng ta đã nghe, đọc và nhìn thấy rất nhiều sự đánh giá, phán xét, góp ý, lời khen chê…từ “người khác”. Người khác ở đây là tất cả những người xung quanh bạn. Nào là cha mẹ, anh chị em, họ hàng, hàng xóm, bạn bè, thầy cô,…hoặc người lạ. Đặc biệt là những người lạ trên các phương tiện truyền thông ngày nay.
Một lời đánh giá hay nhận xét của một ai đó có thể tác động không ít thì nhiều đến cách suy nghĩ, và định hướng tương lai của các bạn. Từ các quyết định và những mục tiêu quan trọng trong cuộc sống. Cho đến cách bạn chọn dành thời gian để làm điều người khác nói. Điều đó có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Mặc dù họ có ý định tốt hay xấu khi đưa ra nhận xét.
Nó có thể làm bạn vui mừng hạnh phúc vô cùng. Hay có thể gây tổn thương và tê liệt vì đau khổ. Nó còn có thể khiến bạn hành động và theo đuổi những gì mà người khác mong đợi. Khi áp lực từ những người khác thậm chí còn mạnh hơn, nó có thể dẫn đến sự vâng lời.
Sống một cuộc sống để hài lòng họ sẽ dễ dàng hơn là sống cuộc sống mà bạn mong muốn. Theo đuổi những thứ và con đường mà xã hội sẽ chấp nhận hay tán dương. Điển hình như sự xinh đẹp, giới tính, học hành giỏi, việc tốt, và lương cao,….
Care about what other people think, and you will always be their prisoner – Lao Tzu
Quan tâm đến những gì người khác nghĩ, và bạn sẽ luôn là tù nhân của họ.
Trong những trường hợp xấu nhất, sự lo lắng về sự chấp thuận của người khác có thể biến thành nỗi sợ hãi. Nỗi sợ khi gặp mọi người, sợ nghe những câu hỏi mà bạn không muốn trả lời. Không muốn nghe lời chê bai hay thua kém.
Sợ sự phán xét về cách bạn đang sống, việc bạn đang làm, và phong cách thời trang bạn theo đuổi. Tự trách mình về những gì lẽ ra bạn nên nói và làm. Thì điều đó có thể cho thấy rằng bạn đang bị ảnh hưởng quá mức bởi sự quan tâm đến suy nghĩ của người khác.
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy ý kiến của người khác đang ảnh hưởng lên cuộc sống của bạn:
- Bạn thay đổi bản thân để đáp lại những lời chỉ trích, bất kể đó là gì và đến từ ai.
- Bạn để người khác đưa ra quyết định cho bạn.
- Bạn không thiết lập hoặc duy trì ranh giới với người khác.
- Bạn là một người cầu toàn.
- Bạn giữ im lặng nếu ý kiến của bạn khác với mọi người.
- Sự an tâm của bạn dựa vào sự chấp thuận từ người khác.
- Bạn liên tục xin lỗi, ngay cả khi bạn không làm gì sai.
- Bạn hiếm khi nói “không” cho dù thật lòng bạn không thích làm điều đó.
Đôc lập từ “Người khác”
Việc chúng ta quá quan tâm đến ý kiến của người khác về mình là điều tự nhiên. Đôi khi, trong những tình huống khó hiểu, chúng ta cho rằng người khác biết nhiều hơn mình. Vì vậy chúng ta làm theo sự dẫn dắt của họ.
Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể kiểm soát được “người khác”. Mục tiêu cho sự phát triển đúng đắn không phải là hoàn toàn coi thường ý kiến của người khác. Nhưng nhiều người trong chúng ta có thể trở nên tốt hơn nếu chúng ta học cách quan tâm ít hơn những gì người khác nghĩ và nhận xét về mình.
chấp nhận và lắng nghe bất kể là khen hay chê
Trong thực tế, bạn không thể kiểm soát cách mọi người nhìn nhận về mình. Không có ích gì khi chúng ta cố gắng lẩn tránh bất kỳ sự phán xét nào. Những người khác có thể có ý kiến không tốt về bạn. Nhưng điều đó không nhất thiết phải chuyển thành những cảm xúc buồn đau cho chính bản thân bạn.
Hãy nhớ rằng mọi người đều phạm sai lầm, không ai là hoàn hảo cả. Ngay chính những người thành công hay tài giỏi. Họ đều mắc sai lầm rất nhiều. Những người đưa ra ý kiến cho chính bạn chưa chắc họ đã hoàn toàn đúng.
Chúng ta cần biết rằng phạm sai lầm trong công việc hoặc trong các mối quan hệ cá nhân, có thể là một phần quan trọng trong quá trình phát triển bản thân. Hãy xem chúng như những cơ hội học tập và làm người.
Học cách sống trong hiện tại có thể giúp bạn đối phó với những cảm xúc và suy nghĩ đó. Tập trung vào hiện tại, nhận thức và chấp nhận cảm giác của bạn trong thời điểm đó. Lắng nghe và cân nhắc những lời khen chê đó có thật sự quan trọng?
Nó có thật sự sẽ giúp bạn thay đổi theo một hướng tốt hơn? Bạn có mong muốn đạt được những thành tựu từ lời khuyên của người đó? Điều quan trọng là chúng ta cảm thấy thế nào về những lựa chọn của mình. Vì vậy hãy tập trung vào việc làm cho cuộc sống trở nên tốt nhất có thể. Vì hạnh phúc là của chính bạn.
Phát triển ý thức về bản thân và xây dựng sự tự tin
Thêm vào đó, sự tự phản ánh có thể là một công cụ để xây dựng bản sắc cá nhân mạnh mẽ. Tôi đã dành thời gian để tự hỏi mình một số câu hỏi mà có thể bạn đã nghe rất nhiều người nhắc tới. Đó chính là Tôi là ai? Tôi quan tâm đến điều gì? Tôi thích cái gì?
Bạn đơn giản là chính bạn. Có đầy đủ sự tự do này để hành động theo mục tiêu cá nhân của bạn. Bạn không cần phải ra ngoài để gây ấn tượng với bất kỳ ai. Đây là cuộc sống của bạn, vì vậy hãy tập trung vào những gì quan trọng với bạn.
Từ đó bạn sẽ tự phát triển một hệ thống giá trị cá nhân quan trọng. Xây dựng sự tự tin và phát triển ý thức về bản thân. Việc này giúp bạn xây dựng một nền tảng vững chắc hơn trong cuộc sống.
Để có thể vượt qua những thử thách và khó khăn phía trước. Tự tin vào con người bạn và những gì bạn đại diện, sẽ nâng cao lòng tự trọng cũng như sẵn sàng bỏ qua hoặc tha thứ cho những người làm bạn tổn thương.
ý thức về những người xung quanh bạn
Thật dễ dàng là chính mình và cảm thấy hài lòng về cuộc sống hơn. Khi mà xung quanh bạn là những người luôn nâng đỡ và truyền cảm hứng cho bạn. So với việc dành cả ngày bị vây quanh bởi những người phản đối và tiêu cực. Những người hút năng lượng ra khỏi giấc mơ của bạn.
Thời gian của chúng ta là có hạn và hãy sử dụng điều này như một hồi chuông cảnh tỉnh mà bạn cần. Để bắt đầu quan tâm ít hơn và làm nhiều hơn. Nếu bạn đang có những cách thức, làm việc, suy nghĩ và hành động khác người. Nhưng đó là điều quan trọng với hạnh phúc của bạn, và bạn tin rằng nó có thể có tác động tích cực đến thế giới. Thì tôi tin rằng bạn chẳng cần phải điều chỉnh hay thay đổi gì cả.
Hãy làm mọi thứ bạn tin tưởng, bạn mong muốn và những điều ý nghĩa. Có thể không chỉ cho riêng bạn mà có thể là cho tất cả mọi người xung quanh. Với thái độ đúng đắn, sự hỗ trợ thích hợp và hành động. Tôi dám chắc rằng bạn có thể tạo ra và đạt được bất cứ điều gì bạn muốn.
Tất cả chúng ta đều có những nhu cầu khác nhau và những con đường khác nhau để theo đuổi. Vì vậy đừng để nỗi sợ hãi hay sự ảnh hưởng từ những gì người khác nghĩ cản đường bạn.
Your time is limited, so don’t waste it living someone else’s life —Steve Jobs
Thời gian của bạn là có hạn, vì vậy đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của người khác.