Quỹ dự phòng tài chính cá nhân
Có những chuyện bất ngờ xảy ra trong cuộc sống mà tất cả chúng ta không bao giờ lường trước được. Đặc biệt là những trường hợp khẩn cấp và bất ngờ về tài chính.
Khi khó khăn xảy đến, bạn sẽ chọn đối mặt với nó như thế nào?
Ví dụ như chi phí y tế ốm đau đột xuất; phải nhập viện. Xe bị hư cần phải sửa; máy tính laptop hay thiết bị điện tử bị hỏng. Bị mất việc hoặc thậm chí là cái điện thoại di động dùng hàng ngày cũng bị tắt nguồn luôn.
Dù lớn hay nhỏ. Những khoản chi phí không có kế hoạch này thường khiến bạn cảm thấy lo lắng và khó chịu.
Nó sẽ trở nên trầm trọng hơn vào những thời điểm mà nhiều việc không như ý khác cũng ập tới cùng một lúc. Như gia đình có biến động hay làm ăn bị thua lỗ trong một thời gian ngắn.
Lập quỹ dự phòng rủi ro hoặc quỹ khẩn cấp là một cách cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi sự hỗn độn trên. Đây là cũng một trong những bước nền tảng để các bạn bắt đầu thiết lập thói quen tiết kiệm.
Bằng cách gạt tiền sang một bên dù chỉ một khoản nhỏ cho những chi phí bất ngờ này.
Quỹ dự phòng trong các trường hợp khẩn cấp là khoản tiền lưu động được dành riêng cho các chi phí không lường trước được ở trong tương lai.
Khi chúng ta học cách lập mục tiêu và kế hoạch, sẽ giúp giảm thiểu sự căng thẳng về tài chính vì đã có sự chuẩn bị từ trước.
Quỹ dự phòng tài chính có thể được sử dụng để bảo vệ tài chính ổn định trước các rủi ro tài chính. Khi chúng ta có những va chạm nhỏ trong cuộc sống. Tránh hay giảm thiểu nợ nần trong việc vay tiền ngân hàng hoặc từ các tổ chức tín dụng.
Khi tôi nói về vấn đề tiết kiệm bởi vì thông qua hình thành quỹ dự trữ tài chính. Chúng ta đang thực hành thói quen tiết kiệm trước – chi tiêu sau. Theo nhiều cuộc nghiên cứu; thì tốt nhất quỹ dự phòng hay quỹ khẩn cấp bao gồm các chi phí cần phải trang trải trong vòng 3-6 tháng.
Như tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền ăn uống cơ bản và vân vân.
It is never too early to encourage long-term savings — Ron Lewis
“Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu tiết kiệm cho dài hạn” – Ron Lewis
Bị Mất Việc Làm Chỉ Trong 1 Ngày
Tiết kiệm từ 6 tháng đến 1 năm cho chi phí cố định nghe có vẻ nhiều và xa vời. Nhưng đúng ra chúng ta còn cần nhiều hơn như vậy nữa. Điển hình như đại dịch Covid-19 diễn ra từ cuối năm 2019 gây ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Đến nay đã là năm thứ 3 nhưng vẫn chưa có sự suy giảm.
Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng, và kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động không nhỏ từ đại dịch Covid-19. Đối với các hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch, sản xuất, kinh doanh đều bị đình trệ.
Chúng ta đang chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong vòng 10 năm qua ở năm 2020. Vậy bao nhiêu người lao động vẫn may mắn giữ được công việc hiện tại? Trong số các bạn đã có ai bị mất việc làm, cắt giảm giờ làm, hay giảm tiền lương?
Bạn còn đủ tiền để trang trải chi phí trong thời điểm này hay nhận được sự trợ cấp từ chính phủ và gia đình?
Nhiều người bị mất việc làm và thu nhập, nhưng các chi phí sinh hoạt và phát sinh thì đều cần phải trả hàng tháng. Vậy thì tiền ở đâu ra để không bị mắc nợ?
Từ đó quỹ dự phòng và tiền tiết kiệm cho thấy được tầm quan trọng của nó trong thời gian khó khăn. Quỹ có thể giúp bạn vượt qua thành công những cơn bão mà chúng ta phải đối mặt trong hiện tại và tương lai suôn sẻ hơn.
Tôi đã từng bị mất việc chỉ trong vòng 1 ngày tại công sở. Đó là công việc toàn thời gian đầu tiên sau khi tốt nghiệp. Một ngày đẹp trời cũng như mọi ngày đi làm bình thường. Khi lên đến công ty tôi bất ngờ chứng kiến sự trống trải trên từng bàn làm việc không ai ngồi.
Nguyên nhóm 15 người chỉ còn lại 3 người đến làm hôm đó. Bao gồm tôi, một cô đồng nghiệp và trưởng nhóm được lên công ty và hoàn thành nốt dữ liệu cuối cùng. Sau nửa ngày hoàn thành công việc, tụi tôi đều phải ra đi trong sự tiếc nuối.
Chưa ai được nói lời chào tạm biệt nhau. Những khung ảnh gia đình và một số đồ cá nhân vẫn còn y nguyên trên bàn. Tôi vẫn chưa hết bàng hoàng và cố gắng tìm cho ra lý do tại sao. Thì bị đánh thức bởi bà quản lý; tôi bị mời ra nói chuyện riêng để kí vào đơn đồng ý nghỉ việc. Hoàn trả lại toàn bộ các giấy tờ và thẻ nhân viên cho công ty.
Tôi vẫn còn khá sốc và không thể tin vào chuyện gì đang xảy ra với nguyên nhóm trong một thời gian. Cũng khá may mắn khi tôi là một người khá tiết kiệm từ khi còn trẻ tới giờ.
Nên chi phí hằng ngày không làm tôi bị căng thẳng trong thời gian đầu. Nhưng anh chồng nhà tôi cũng phải gánh bớt phần tài chính cho gia đình. Vì tôi hoàn toàn thất nghiệp trong vòng 1-2 tháng sau đó.
Nên thiết lập quỹ dự phòng như thế nào?
Từ đó trở đi, tôi luôn tự nhắc nhở bản thân rằng không có gì là ổn định và chắc chắn cả. Cho dù bạn đi làm công ăn lương, đang làm chủ doanh nghiệp. Hay thậm chí là chủ tịch một tập đoàn đi chăng nữa.
Vẫn luôn có những thử thách và rủi ro ở phía trước. Mà chúng ta cần phải chuẩn bị ngay từ hôm nay. Nó sẽ giúp bạn tự tin hơn trước những sóng gió trong cuộc sống. Những biến cố trong tài chính cá nhân và gia đình.
Một số tình huống mà việc tiết kiệm nhiều hơn trong quỹ dự phòng giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn. Đó là thứ nhất trong thời kỳ suy thoái (khi tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và thời gian thất nghiệp thường dài hơn).
Thứ hai, nếu bạn đang ở trong một công ty hay ngành có rủi ro cao, và thường xảy ra tình trạng sa thải nhân viên. Nếu thu nhập của bạn không ổn định như theo mùa, hay những người đã nghỉ hưu.
Số tiền bạn cần có trong quỹ tiết kiệm khẩn cấp tùy thuộc vào tình hình cuộc sống cá nhân của mỗi người.
Chúng ta cần xem xét lại các chi phí bất ngờ phổ biến nhất đã có trong quá khứ.
Đồng thời liệt kê các khoản chi phí cố định mà bạn cần phải trả mỗi tháng. Điều này có thể giúp bạn đặt ra được mục tiêu về số tiền cần có trong quỹ dự phòng. Điển hình là
- Tiền thuê nhà hay tiền nợ mua nhà (giải thích thêm về tiền nợ mua nhà ở Mỹ. Thông thường mọi người sẽ mượn tiền ngân hàng để mua nhà và trả dần hàng tháng cho đến khi hết số nợ và lãi);
- Ăn uống; chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả bảo hiểm y tế và nha khoa)
- Chi phí di chuyển (xăng xe, bảo trì và tiền nợ mua xe). Chi tiêu cá nhân (chi phí mua đồ dùng cá nhân như kem đánh răng, quần áo cơ bản…). Và các món nợ phải trả hàng tháng khác.
Personal finance is only 20% head knowledge. It’s 80% behavior! –Dave Ramsey
“Tài chính cá nhân chỉ cần 20% kiến thức, còn lại 80% phụ thuộc vào hành vi! ” –Dave Ramsey
Bạn có thể bỏ ra toàn bộ 3 tháng lương cho vào quỹ dự phòng tài chính. Hay đặt khung thời gian khả thi hơn để đạt được mục tiêu.
Giả sử tất cả chi phí cố định cần thiết mỗi tháng của bạn là 5 triệu đồng/tháng. Thì ít nhất bạn cần có 15 triệu đồng trong tài khoản lúc này, để sử dụng cho 3 tháng. Thậm chí có thể lên tới hơn 30 triệu VNĐ trong 6 tháng.
Chúng ta có thể tích lũy số tiền trong quỹ bằng cách thường xuyên tiết kiệm những số tiền nhỏ thôi. Chẳng hạn như hàng tuần hoặc mỗi lần được nhận lương. Giả sử bạn dành 100.000 VNĐ một tuần vào quỹ khẩn cấp. Sau 1 năm là 52 tuần, bạn có thể tiết kiệm được 5.200.000 VNĐ.
Nếu vẫn còn qua ít thì bạn tăng số tiền đó lên 250K VNĐ một tuần. Và khoản tiết kiệm của bạn có thể tăng lên 13 triệu đồng. Bỏ vào 500K một tuần và bạn sẽ thấy số tiền tiết kiệm được thậm chí còn lớn hơn 26 triệu đồng.
Còn một cách khác đó là cài đặt tự chuyển tiền vào tài khoản quỹ khẩn cấp đều đặn. Tầm 5-10% số tiền thu nhập được. Cho tới khi bạn cảm thấy an tâm và thoải mái về tài chính ít nhất là khoảng 6 tháng theo tôi là hợp lí nhất.
Trong nhiều trường hợp, một số người sẽ bị cám dỗ để sử dụng tiền từ quỹ dự phòng vào việc đi nghỉ dưỡng. Hay du lịch, trả nợ, đặt cọc mua một ngôi nhà mới, hoặc chi tiền cho đám cưới.
Do đó, lý do tại sao bạn nên luôn đảm bảo rằng chỉ đụng vào quỹ đó trong những trường hợp thật sự khẩn cấp. Quỹ dự phòng không phải là tiền tiết kiệm để mua tài sản. Tiêu dùng giải trí hưởng thụ hay đầu tư.
NHUNG HUỲNH
[…] chắc chắn vẫn là nơi an toàn để lưu trữ tiền với mục đích khác như quỹ khẩn cấp. Vậy nên mình phải tìm cách khác để số tiền mình không bị mất giá mà tiếp […]
[…] bạn đưa ra các quyết định tài chính tốt hơn, chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp, trả dần hết nợ và tiết kiệm cho gia đình và con cái, đầu tư hoặc vui chơi […]
[…] việc để thoát khỏi nợ nần, tiết kiệm thêm tiền, tăng cường tiết kiệm cho Quỹ khẩn cấp, tối đa hóa tài khoản đầu tư, thử nghiệm kinh doanh. Và quan trọng nhất là […]
[…] chỉ là một phần của câu chuyện. Sau khi tích lũy đủ tiền tiết kiệm trong quỹ dự phòng khẩn cấp, thì chúng ta bắt đầu đầu tư để tiền có cơ hội được làm việc lại cho […]